Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024 Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang
    Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin Thị trấn Quán Lào, Huyện Yên Định như thế nào?
    194 người đã bình chọn
    86 người đang online

    Truyền thống lịch sử, văn hóa thị trấn Quán Lào

    100%

    Năm 1989, thị trấn Thiệu Yên được thành lập (nay là thị trấn Quán Lào). Một phần đất đai và dân cư của làng Lý Yên, làng Thành Phú (xã Định Tường) và một phần làng Tân Ngữ (xã Định Long) nhập thành thị trấn Thiệu Yên, do sự sáp nhập vùng đất phía tả ngạn sông Chu của huyện Thiệu Hóa vào Yên Định. Quán Lào tồn tại trên cương vị là thị trấn của huyện Yên Định từ khi huyện Thiệu Yên được tách thành 2 huyện Thiệu Hóa và Yên Định (18/11/1996). Dân cư, đất đai, phong tục tập quán của thị trấn được hội tụ từ làng Lý Yên. Thanh Phú (xã Định Tường), làng Tân Ngữ (xã Định Long) và nhiều cán bộ, nhân dân từ nơi khác đến sinh sống, làm ăn và công tác. Sự hội tụ, kết hợp ấy đã tạo nên nét riêng độc đáo của một thị trấn trẻ giảu sức sống. Đồng thời, đây là cái nôi bảo tồn các giá trịn văn hóa truyền thống của quê hương, dân tộc.

    Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán:  Thị trấn Quán LÀo là một địa phương có dân cư đến khai đất lập làng từ rất sớm, có nhiều cư dân từ nơi khác đến làm ăn và sinh sông, lập nghiệp ở nơi đây, tạo nên sự giao thoa văn hóa với nhiều vùng quê khác nhau. Điều đó đã được phản ánh trong đời sống văn hóa tinh thần của bao thế hệ người dân nơi đây. Do thời gian, nắng mưa và chiến tranh tàn phá nhiều công trình không còn nữa, nay chúng ta có thể nhận diện lại một phần văn hóa làng qua sách vở, …. Đời sông nội tâm phong phú, giàu sức tưởng tượng của nhân dân trong vùng đã làm cho nhiều tên làng, tên đất, tên sông ở nơi đây trở thành những chất liệu trong những câu truyện dân gian lý thú. Gắn với nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, các xóm làng ở Quán Lào rất phát triển loại hình văn nghệ quần chúng. Những lúc cùng nhau chống hạn, chống lũ lụt, khi mừng mùa màng bội thu, hay bên cối gạo….luôn vang lên những làn điệu cò lả, hát bội, hát đối đáp…. Vào những ngày lễ hội, tết, những khi nông nhàn, đêm thanh gió mát, các nam thanh, nữ tú trong xóm thường tụ tập hát đúm, hát ghẹo… Các trò chơi dân gian cũng được tổ chức vào các ngày lễ hội, tết như đánh cờ tướng, đánh cù, …. Hàng năm, xóm nào cũng tổ chức lễ hội, nhân dân trong xóm già trẻ gái trai tụ họp đông đủ tại đình làng dân lễ tế Thành Hoàng làng, kết nạp thêm đinh và danh bạ. Các ngày đầu tháng, ngày rằm, nhân dân trong xóm lại tổ chức dâng lễ tại các đình, đền cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh

    .Hội thị văn nghệ quần chúng của đoàn thanh niên khu 1

    Các làng Thành Phú, Lý Yên, Tân Ngữ đều có phong tục giống nhau như: Nhuộm răng đen, ăn trầu. Trong dịp lễ tết, mỗi gia đình đểu dựng cây nêu bằng cây tre còn xanh để lại ít cành lá ngoài ngõ, hay phong tục vẽ cung tên “vẽ bằng nước vôi” nhằm ngăn chặn tà ma vào nhà trong những ngày tết cũng như cả năm sau. Tục lệ mang cỗ đi đặt tổ tiên, tục xông nhà….

    Nhân dân các làng của thị trấn Quán Lào còn có tục kết chạ giữa các làng trong và ngoài xã với nhau. Hoạt động văn hóa nghệ thuật, xuất phát từ đặc thù riêng của mỗi làng về điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện sinh hoạt xã hội…. Cho nên trong lao động sản xuất đã hình thành nếp sống văn hóa. Tục ngữ, ca dao cũng được bắt nguồn từ đó và là vốn quý trong khoa tàng văn học dân gian

    Tôn giáo, tín ngưỡng: Dân cư các làng Lý Yên, Thành Phú, Tân Ngữ, ngoài bộ phận dân cư theo đạo Thiên Chúa, phần lớn dân cư các làng nơi đây theo đạo Phật nên ở mỗi làng trước đây đều xây dựng một ngôi chùa thờ Phật, hàng năm đến ngày rằm, mùng một, ngày tết, nhân dân lại dâng lên cúng Phật những mâm hoa quả, mâm xôi, ….

    Truyền thống lao động sáng tạo: Là một địa phương thuần nông chuyên canh cây lua nước, nhưng do hệ thống thủy nông chưa hoàn thiện nên nhân dân các làng chỉ cấy được một vụ. Tuy nhiên, vượt lên khó khăn đó, để biến những cánh đồng thường xuyên bị hạn hán và ngập úng thành những cánh đồng màu mỡ, tốt tươi, nhân dân các làng đã bỏ bao công sức cải tạo ruộng đồng, đắp đập, be bờ, xây dựng hệ thống thủy lợi chống hạn, chống úng. Có thể nói, quá trình trồng lúa nước ở đây là quá trình đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, là qua trình người nông dân phải “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”. Mặt khác, người dân còn đào nhiều giếng lấy nước tưới cho cây trồng, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chính trong những điều kiện khắc nghiệt ấy đã rèn thêm ý chí, nghị lực cho người dân qua bao thế hệ, dó là tinh thần chịu thương chịu khó, tính kiên trì, sự lạc quan trong lao dộng sản xuất. Người dân Quán Lào luôn vững vàng trong mọi hoàn cảnh, vượt lên những khó khăn trong mọi vấn đề, biến những vùng đất cao thành những vùng trồng màu xanh tốt của cây ngô, lạc, vừng…. Cùng với nghề trồng trọt, nhân dân làm thêm các nghề phụ như: chăn nuôi, buôn bán nhỏ để tăng thêm thu nhập, phát huy hết những tiềm năng sẵn có của địa phương.

    Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm: nếu như nền sản xuất nông nghiệp lúa nước là nền tảng văn hóa mang nhiều sắc thái thì lòng yêu quê hương đất nước là chất keo cố kết cộng đồng và là bệ đỡ cho truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân nơi đây trong lịch sử. Từ cuộ khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu đến các cuộc khởi nghĩa chống lại sự bành trướng của các thế lực phong kiến phương Bắc dưới các triều đại Lý, Trần, Lê….nhân dân trong vùng luôn hưởng ứng và ủng hộ để giành độc lập dân tộc. Hơn thế nữa, quân và dân luôn sát cảnh trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm. Nhân dân thị trấn Quán Lảo rất tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm hy sinh trong chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc. Truyền thống đó được nhân dân thế hệ sau kế thừa và phát huy.

    Lễ hội truyền thống: Hàng năm, vào mùa xuân, ngày 24 tháng Giêng âm lịch, Đảng, chính quyền và nhân dân thị trấn Quán Lào tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của vị quan thái giám Ngọ Tư Thành. Danh nhân Ngọ Tư Thành là thần thánh Đại vương quan thái giám trong triều thời Lý Thánh Tông (năm 1054). Sổ sách ghi lại, ông làm quan nội giám trong triều, là người “trọng tâm ái quốc vẹn toàn”, kỷ cương phép nước vẹn toàn rõ ràng, giúp vua xây dựng cơ đồ triều chính ổn định, được vua Lê Thái Tổ phong là bậc:

    “Đương cảnh thành hoàng

    Trí nghĩa nhân cương

    Nghị thái giám nội thị hầu

    Thượng đẳng tối linh

    Phúc thần đại vương”

    Khi ngài qua đời, vua ban thường bổng lộc để xây dựng đền thờ và hương khói cho ngài. Trước đền ngài là một hồ sen luôn tỏa ngát hương thơm, quá trình thăng trầm lịch sử, di tích đã ghi lại bao dấu ấn của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm

    .Đền quan thái giám Ngọ Tư Thành

    Đền thờ Đại vương Quan thái giám Ngọ Tư Thành đặt tại tiểu khu 1, thị trấn Quán Lào, được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Trong những năm qua, đền thờ được UBND thị trấn Quán Lào và nhân dân tôn tạo bằng nguồn kinh phí của địa phương và sự đóng góp từ thiện của các cơ quan đơn vị, của họ Ngọ, các bản hội, của nhân dân và quý khách thập phương.

     Hiện nay, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thị trấn Quán Lào đã và đang ra sức tập trung xây dựng thị trấn văn minh, công dân thân thiện và đã tạo chuyển biến cơ bản trong việc thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân. Phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT đã phát triển sâu rộng trong nhân dân, đến nay thị trấn Quán Lào đã có 4 CLB cầu lông, 3 CLB bóng chuyền hơi, 4 CLB bóng bàn, và 1 CLB thơ, Số người tham gia luyện tập thể thao thường xuyên trên địa bàn thị trấn đạt 70%, gia đình thể thao trên địa bàn thị trấn Quán Lào đạt 65%, 93% gia đình đạt gia đình văn hóa. 5/5 khu đạt khu văn hóa cấp huyện, trong đó 1 khu đạt khu văn hóa cấp tỉnh, thị trấn đạt thị trấn văn minh đô thị.    

     Hoạt động thể thao của công, viên chức thị trấn Quán Lào

    Thị trấn Quán Lào luôn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng thị trấn văn minh, công dân thân thiện.  Trong việc nâng cao ý thức tự giác chấp hành “văn hóa giao thông” và thực hiện nghiêm túc trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, giữ gìn tốt vệ sinh môi trường, xây dựng thị trấn Quán Lào ngày càng “xanh - sạch - đẹp”;  Xây dựng văn minh đô thị, công dân thân thiện từ các phong trào quần chúng được quan tâm đúng mức. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; Thị trấn Quán Lào đã xây dựng kế hoạch “Nâng cao chất lượng danh hiệu GĐVH, khu văn hóa, tổ dân cư tiêu biểu” với quan điểm đưa nếp sống văn minh đô thị gắn vào các tiêu chuẩn bình xét công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, khu văn hóa, tổ dân cư tiêu biểu. Hàng năm thị trấn đã tổ chức bình xét các gia đình đạt gia đình văn hóa, khu dân cư tiên tiến, tổ dân cư tiêu biểu; Xây dựng nếp sống, giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự, có văn hóa trong gia đình, tại địa bàn dân cư, công sở, và những nơi công cộng. Nếp sống văn minh đô thị sẽ tạo nên môi trường văn hóa, bộ mặt văn hóa cho đô thị vừa hiện đại vừa mang bản sắc dân tộc. Đồng thời góp phần quan trọng trong chiến lược xây dựng con người thị trấn Quán Lào với tác phong và cốt cách văn minh, tiến bộ trong cuộc sống hôm nay. Vốn là địa điểm giao lưu các nền văn hóa đa dạng, cùng với truyền thống hiếu học, Quán Lào có những nhân tài thành đạt trên con đường thi cử. Việc học hành ở Quán Lào luôn được coi trọng, khuyến khích và ưu tiên hàng đầu. Hướng tới đam mê học hỏi, tất cả vì con em, với tất cả những khao khát mãnh liệt nhất, tiếp thu những tri thức của nhân loại để xây dựng quê hương đất nước. Đời sống của người dân Quán Lào đang dần phát triển đi lên, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho con em được học hành chu đáo, nhiều hộ gia đình trong xã đã có từ 1-2 con đều thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên cả nước. Có những em đã đỗ đạt cao vào các trường đại học có danh tiếng và đỗ thủ khoa vào  trường có tên tuổi./.

    HG - Đài TT thị trấn Quán Lào

    °